QCVN 16:2014/BXD là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng ban hành theo Thông tư số 15/2014/TT-BXD ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2014 và thay thế QCVN 16:2011/BXD ban hành theo Thông tư số 11/2011/TT-BXD ngày 30/8/2011 của Bộ Xây dựng.
Các nhóm hàng hóa vật liệu xây dựng thuộc danh mục quy định tại
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2014/BXD, bao gồm 10 nhóm sản phẩm sau:
- Nhóm sản phẩm clanhke xi măng và xi măng.
- Nhóm sản phẩm kính xây dựng.
- Nhóm sản phẩm phụ gia cho xi măng, bê tông và vữa.
- Nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng chứa sợi vô cơ, sợi hữu cơ
tổng hợp; sản phẩm nhôm và hợp kim nhôm định hình; ống nhựa polyvinyl clorua
không hóa dẻo (PVC-U) và sản phẩm trên cơ sở gỗ.
- Nhóm sản phẩm sơn, vật liệu chống thấm và vật liệu xảm khe.
- Nhóm sản phẩm gạch, đá ốp lát.
- Nhóm sản phẩm sứ vệ sinh.
- Nhóm sản phẩm cốt liệu cho bê tông và vữa.
- Nhóm sản phẩm cửa sổ, cửa đi.
- Nhóm sản phẩm vật liệu xây.
chứng nhận hợp quy, chung nhan hop quy, chứng nhận hợp quy sơn,
chứng nhận hợp quy kính, chứng nhận hợp quy gạch, chứng nhận hợp quy cửa, chứng
nhận iso 9001
Tổ chức chứng nhận và giám định VietCert - Hỗ trợ tư vấn miễn phí, thực hiện hoàn thiện hồ sơ và các thủ tục liên quan tới Chứng nhận hợp quy; Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng; Tư vấn và chứng nhận ISO 9001:2008 và các vấn đề pháp lý khác. Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và được hưởng dịch vụ tốt nhất. Hotline: 0905.527.089
So với QCVN 16:2011/BXD thì QCVN 16:2014/BXD có thay đổi/bổ sung
một số nội dung chủ yếu sau
- Phương thức chứng nhận: Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập
khẩu sản phẩm, hàng hoá vật liệu xây dựng được lựa chọn Phương thức đánh giá 5
hoặc Phương thức đánh giá 7 theo Thông tư 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của
Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và
phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
- Mở rộng thêm 4 nhóm sản phẩm mới bao gồm nhóm sản phẩm sứ vệ
sinh, nhóm sản phẩm cốt liệu cho bê tông và vữa, nhóm cửa sổ, cửa đi, nhóm sản
phẩm vật liệu xây.
- Các nhóm sản phẩm đã quy định trong QCVN 16:2011/BXD cũng được
bổ sung thêm sản phẩm mới, điều chỉnh chỉ tiêu chất lượng, cập nhật yêu cầu kỹ
thuật theo tiêu chuẩn mới, quy định về số lượng mẫu hoặc loại bỏ bớt sản phẩm
bắt buộc chứng nhận hợp quy, cụ thể như sau:
+ Nhóm sản phẩm clanhke xi măng và xi măng: loại bỏ nhóm xi măng
nở và xi măng đóng rắn nhanh, điều chỉnh chỉ tiêu thử nghiệm các sản phẩm xi
măng còn lại.
+ Nhóm sản phẩm kính xây dựng: loại bỏ kính gương và bổ sung
kính phủ bức xạ thấp; quy định quy cách mẫu cần phải nhập khẩu kèm theo lô hàng
được chứng nhận hợp quy; điều chỉnh chỉ tiêu thử nghiệm đối với kính màu hấp
thụ nhiệt, kính phủ phản quang, kính lưới cốt thép.
+ Nhóm sản phẩm phụ gia cho xi măng, bê tông và vữa: nhóm phụ
gia hoạt tính (tự nhiên và nhân tạo) và phụ gia đầy cho bê tông được thể hiện
chung trong phụ gia khoáng cho bê tông đầm lăn – TCVN 8825:2011, bổ sung phụ
gia tro bay hoạt tính cho bê tông, vữa xây và xi măng.
+ Nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng chứa sợi vô cơ, sợi hữu cơ
tổng hợp; sản phẩm nhôm và hợp kim nhôm định hình; ống nhựa polyvinyl clorua
không hóa dẻo (PVC-U) và sản phẩm trên cơ sở gỗ: loại bỏ sản phẩm Amiăng
crizôtin dùng cho sản xuất tấm sóng amiăng xi măng, Tấm lợp trên cơ sở chất kết
dính polymer gia cường sợi vô cơ, sợi hữu cơ tổng hợp, ván gỗ dán và gỗ tự
nhiên đã qua xử lý; bổ sung thêm sản phẩm ván sàn gỗ nhân tạo.
+ Nhóm sản phẩm sơn, vật liệu chống thấm và vật liệu xảm khe:
loại bỏ sản phẩm sơn nhũ tương bitum polymer, sơn bitum cao su; điều chỉnh chỉ
tiêu thử nghiệm đối với sản phẩm tấm trải chống thấm trên cơ sở bitum biến tính
(bỏ chỉ tiêu độ bền kéo đứt và độ thấm nước thay bằng chỉ tiêu độ bền chọc
thủng động), sản phẩm băng chặn nước gốc PVC (thay đổi chỉ tiêu độ bền hóa
chất); bổ sung sản phẩm bột bả tường gốc ximăng poóc lăng, sơn epoxy, vật liệu
chống thấm gốc xi măng – polymer.
+ Nhóm sản phẩm gạch, đá ốp lát: quy định chi tiết hơn về số
lượng mẫu lấy cho từng nhóm kích thước và chủng loại gạch ốp lát; điều chỉnh
chỉ tiêu thử nghiệm cụ thể hơn cho từng chủng loại gạch ốp lát, điều chỉnh chỉ
tiêu thử nghiệm cho sản phẩm gạch terrazzo, đá ốp lát tự nhiên; bổ sung sản
phẩm Gạch gốm ốp lát – Gạch ngoại thất Mosaic.
Ngoài ra, lưu ý nhóm Thép làm cốt bê tông thuộc QCVN
07:2011/BKHCN và các loại thép dùng trong xây dựng, công nghiệp còn lại cần đáp
ứng yêu cầu của Thông tư 44/2013/TT-BCT-BKHCN.
Chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy
Chứng nhận hợp quy (còn gọi là chứng nhận bắt buộc): là việc xác
nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy
chuẩn kỹ thuật tương ứng”. (Trích khoản 7 điều 3- Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn
kỹ thuật) hay cụ thể hơn là việc xác nhận sản phẩm, hàng hóa VLXD phù hợp với
quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng khi chưa được
chuyển thành các quy chuẩn kỹ thuật (khoản 1 Điều 3 – Thông tư số
21/2010/TT-BXD). CNHQ được thực hiện một cách bắt buộc.
Công bố hợp quy: là việc tổ chức cá nhân tự công bố sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn tương ứng (Điều
3 khoản 2 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN)
Phương thức chứng nhận hợp quy
Phương thức chứng nhận hợp quy theo quy định tại QCVN
16:2014/BXD
Theo quy định tại QCVN 16:2014/BXD thì phương thức đánh giá sự
phù hợp được tiến hành như sau:
- Phương thức 5: Được áp dụng cho sản phẩm của nhà sản xuất có
Chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001. Hiệu lực của
giấy Chứng nhận hợp quy: 01 năm đối với sản phẩm nhập khẩu; 03 năm đối với sản
phẩm được đánh giá tại nơi sản xuất và giám sát hàng năm thông qua việc thử
nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường.
- Phương thức 7: Được áp dụng cho từng lô sản phẩm sản xuất,
nhập khẩu trên cơ sở thử nghiệm chất lượng mẫu đại diện của lô sản phẩm. Giấy
Chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị đối với từng lô sản phẩm
Phương thức chứng nhận hợp quy theo quy định tại Thông tư số
21/2011/TT-BKHCN ngày 22/09/2011
- Đối với nhóm sản phẩm, hàng hóa được sản xuất trong nước
phương thức đánh giá sự phù hợp thực hiện theo phương thức 5 (phụ lục 2 -Thông
tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ).
- Đối với nhóm sản phẩm hàng hóa được nhập khẩu và tiêu thụ sử
dụng trong nước thực hiện theo phương thức 7 (phụ lục 2 - Thông tư số
28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ).
Quy trình đánh giá chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy
Tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện việc chứng nhận hợp quy sản phẩm
sau khi đã thống nhất với cơ sở về việc đánh giá và các yêu cầu khác có liên
quan. Quy trình chứng nhận bao gồm các bước sau đây:
Giai đoạn 1: Xem xét, xác định sự phù hợp và đầy đủ đối với hồ
sơ đăng ký của Doanh nghiệp
- Doanh nghiệp cung cấp liên quan tới sản phẩm, quy trình sản
xuất của doanh nghiệp.
- VietCert lập kế hoạch, hoàn thiện hồ để tiến hành đánh giá
chứng nhận cho doanh nghiệp.
Giai đoạn 2: Đánh giá ban đầu về các điều kiện để chứng nhận tại
cơ sở
- VietCert đánh giá sơ bộ ban đầu về điều kiện chứng nhận tại cơ
sở.
- Tư vấn khắc phục những điểm chưa phù hợp với điều kiện chứng
nhận cho Doanh nghiệp.
Giai đoạn 3: Đánh giá chính thức
- Đánh giá điều kiện sản xuất và đảm bảo chất lượng, kết hợp lấy
mẫu sản phẩm điển hình tại nơi sản xuất để thử nghiệm (đối với phương thức 5),
hoặc
- Kiểm tra thực tế lô hàng, lấy mẫu sản phẩm điển hình từ lô
hàng để thử nghiệm (phương thức 7).
- Lấy mẫu thử nghiệm và đánh giá so với các yêu cầu trong quy
chuẩn kỹ thuật.
Giai đoạn 4: Báo cáo đánh giá; cấp giấy chứng nhận
- VietCert xem xét hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận hợp quy cho sản
phẩm của doanh nghiệp.
Giai đoạn 5: Công bố hợp quy
- VietCert hoàn thiện hồ sơ công bố hợp quy phân bón the quy
định pháp luật.
- VietCert hướng dẫn thủ tục nộp hồ sơ công bố tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.
Thời gian:
- Chứng nhận hợp quy: 45 ngày
- Công bố hợp quy: 30 ngày
http://hopquydaoplatnhantao.blogspot.com/
|
HỐ TRỢ CỦA Tổ chức chứng nhận và giám định VietCert
- Tư vấn toàn diện các thủ túc pháp lý liên quan tới doanh
nghiệp kinh doanh sản xuất phân bón tại thị trường Việt Nam.
- Cung cấp các dịch vụ: Chứng nhận hợp quy phân bón; Chứng nhận
ISO 9001:2008; Chứng nhận hợp quy thuốc BVTV; Chứng nhận hợp quy thức ăn chăn
nuôi; Chứng nhận hợp quy Sơn; Chứng nhận hợp quy Kính xây dựng; Chứng nhận hợp
quy Gạch, Đá ốp lát; Chứng nhận hợp quy Sứ vệ sinh; Chứng nhận hợp quy Phụ gia
ximang, bê tông; Chứng nhận hợp quy Cửa sổ, cửa đi; Chứng nhận hợp quy Điện,
điện tử; Chứng nhận hợp quy Máy tính, Laptop; Chứng nhận hợp quy Bao bì; Chứng
nhận hợp quy thực phẩm; Sở hữu trí tuệ; Đăng ký mã số mã vạch...
- Đại diện doanh nghiệp thực hiện các thủ tục liên quan tại cơ
quan nhà nước có thẩm quyền;
- Hỗ trợ các công việc khác theo yêu cầu của khách hàng.
- Các hỗ trợ khác...
Chính sách hậu mãi:
Hỗ trợ miễn phí tư vấn các vấn đề liên quan tới chất lượng sản
phẩm, tư vấn pháp lý
Hỗ trợ miễn phí quảng bá trên website: www.vietcert.org
Hỗ trợ tư vấn miễn phí các dịch vụ khác
Hỗ trợ các vấn đề thủ tục pháp lý liên quan
Hỗ trợ đăng logo và quảng bá sản phẩm trên các diễn đàn,
website...
Mọi thắc mắc và khó khăn đối với các vấn đề liên quan tới: Chứng
nhận hợp quy Vật liệu xây dưng; Chứng nhận ISO 9001:2008 trong lĩnh vực sản
xuất vật liệu xây dựng; Công bố hợp quy và các thủ tục pháp lý khác. Hãy gọi
ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và được hưởng dịch vụ tốt nhất.
Tổ chức chứng nhận và giám định VietCERT
VietCert Đà Nẵng: 123 Nguyễn Đức Trung - Quận Thanh Khê – Tp. Đà
Nẵng
VietCert Sài Gòn: Tầng 10, Block A, Hyco 4, 205 Nguyễn Xí, P.26.
Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.
VietCert Hà Nội: Tầng 12, Block B, BIG Tower, 18 Phạm Hùng, Mỹ
Đình, Từ Liêm, Hà Nội.
VietCert Hải Phòng: Số 03, Đường Phan Đình Phùng, P. Hạ Lý, Q.
Hồng Bàng, Tp. Hải Phòng.
VietCert Cần Thơ: Số 01, lộ 91B, đường Nguyễn Văn Linh, P. Hưng
Lợi, Q. Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ.
Hotline: 0903 587 699
Email:
daquyen.vietcert@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét